Cách đăng ký bán hàng trên Shopee Mall và những quy định cơ bản

Shopee Mall là những gian hàng đặc biệt trên Shopee, tại đây chỉ có bán những mặt hàng chính hãng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu bạn là chủ Shop và Shop của bạn có đầy đủ những yêu cầu của Shopee MAll thì bạn cũng có thể đăng ký bán hàng trên Shopee Mall. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách đăng ký bán hàng trên Shopee Mall cùng với những quy định cơ bản kèm theo.

Nào hãy bắt đầu thôi!

Làm thế nào để đăng ký bán hàng trên Shopee Mall?

Shopee Mall là gian hàng đặc biệt trên Shopee dành cho người bán có quyền cung cấp hoặc phân phối chính thức sản phẩm của các nhãn hiệu uy tín. Đi kèm với các chính sách hỗ trợ hấp dẫn từ Shopee, trong suốt thời gian tham gia bán hàng, người bán trên Shopee Mall cần đảm bảo:

  • Có đủ số lượng hàng hóa
  • Chất lượng sản phẩm đúng như cam kết
  • Có đủ chứng từ cần thiết như yêu cầu từ Shopee

Bạn có thể đăng ký bán hàng trên Shopee Mall tại đây. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, nếu Shopee chưa liên hệ lại đồng nghĩa với việc Shop của bạn chưa đủ điều kiện để tham gia Shopee Mall

Có cần chứng từ nào để đăng ký bán hàng trên Shopee Mall không?

Câu trả lời là và tùy theo ngành hàng và đối tượng thì Shopee sẽ yêu cầu các chứng từ khác nhau. Dưới đây là các chứng từ mà người bán cần cung cấp để việc đăng ký bán hàng trên Shopee Mall thành công:

Với nhà bán hàng tự sản xuất

Mỹ phẩm

  • Đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư
  • Đăng ký thương hiệu (Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc  giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ Quan nhà nước)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm và giấy công bố mỹ phẩm

Thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  •  Đăng ký thương hiệu (Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc  giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ Quan nhà nước)
  •  Gíấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố hợp quy

Các mặt hàng khác

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Đăng ký thương hiệu (Giấy chứng nhận thương hiệu hoặc  giấy xác nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu hợp lệ của Cơ Quan nhà nước)

Với nhà nhập khẩu

Mỹ phẩm

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu của Seller
  • Giấy công bố mỹ phẩm

Thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN)

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu của Seller
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố hợp quy

Các mặt hàng khác

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu của Seller

Với nhà phân phối

Là người phân phối lại sản phẩm từ nhà sản xuất và nhà nhập khẩu ở trên.

Mỹ phẩm

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Chứng nhận đại lý/hợp đồng phân phối/hóa đơn VAT xuất từ hãng hoặc đại lý
  • Giấy công bố mỹ phẩm

Thực phẩm, thực phẩm chức năng 

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Chứng nhận đại lý/hợp đồng phân phối/hóa đơn VAT xuất từ hãng hoặc đại lý
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố hợp quy

Sách và ấn phẩm

  • Giấy ủy quyền phân phối sách từ nhà xuất bản hoặc nhà phát hành

Các mặt hàng khác

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Chứng nhận đại lý/hợp đồng phân phối với hãng hoặc đại lý/hóa đơn VAT xuất từ hãng hoặc đại lý

Với nhà bán lẻ

Mỹ phẩm 

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Giấy công bố mỹ phẩm
  • Hóa đơn VAT mua hàng từ hãng hoặc đại lý
  • Đối với các thương hiệu thuộc diện kiểm soát đặc biệt cần bổ sung thêm : hoá đơn mua hàng/hóa đơn VAT/hợp đồng mua bán của Seller với đại diện nhãn hàng hoặc NPP chính thức

Thực phẩm và thực phẩm chức năng

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố hợp quy
  • Hóa đơn VAT mua hàng từ hãng hoặc đại lý
  • Đối với các thương hiệu thuộc diện kiểm soát đặc biệt cần bổ sung thêm : hoá đơn mua hàng/hóa đơn VAT/hợp đồng mua bán của Seller với đại diện nhãn hàng hoặc NPP chính thức

Sách và ấn phẩm

  • Các chứng từ, hóa đơn VAT mua bán sách mua từ nhà xuất bản hoặc nhà phát hành hoặc công ty được ủy quyền pp từ các đơn vị trên

Các mặt hàng khác

  • Đăng ký kinh doanh/chứng nhận đầu tư
  • Hóa đơn VAT mua hàng từ hãng hoặc đại lý
  • Đối với các thương hiệu thuộc diện kiểm soát đặc biệt cần bổ sung thêm : hoá đơn mua hàng/hóa đơn VAT/hợp đồng mua bán của Seller với đại diện nhãn hàng hoặc NPP chính thức

Với Nhà xuất bản – Nhà phát hành

Sách và ấn phẩm phải cung cấp một trong 2 loại chứng từ sau:

  • Quyết định xuất bản sách (đối với nhà xuất bản)
  • Quyết định phát hành sách (đối với nhà phát hành)

Lưu ý:

  • Người bán cần cung cấp bản scan của chứng từ gốc, không cung cấp bản photo
  • Giấy tờ được cung cấp ở nước ngoài phải được chứng nhận bởi Tổng lãnh sự quán hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam
  • Trong trường hợp xảy ra tranh chấp khi Người mua khiếu nại nhận được hàng giả/nhái, Shopee sẽ yêu cầu Người bán cung cấp thêm các giấy tờ liên quan trực tiếp đến sản phẩm của đơn hàng đó để kiểm tra

Phí cố định cho người bán trên Shopee Mall là gì?

Phì cố định là phần trăm hoa hồng trích từ giá bán của sản phẩm khi đơn hàng được thực hiện thành công (không tính sản phẩm bị hủy hoặc bị trả hàng/ hoàn tiền) và chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Phí cố định từ Shopee đã được áp dụng từ ngày 1/4/2019  cho người bán thuộc Shopee Mall.

Cách tính phí cố định như thế nào?

Phí cố định sẽ được tính theo công thức sau:

Phí Cố Định (chưa bao gồm 10% VAT) =Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm Phí Cố Định

Lưu ý:

  • Tổng giá trị đơn hàng là tổng tiền hàng mà người mua tại Shopee Mall đã thanh toán, không bao gồm phí vận chuyển và các chi phí khác mà người bán tại Shopee Mall phải thanh toán cho Shopee.
  • Mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí Cố Định khác nhau. Để biết được Tỷ lệ phần trăm Phí Cố Định cho các ngành hàng đăng bán của Shop, Người bán vui lòng liên hệ nhân viên ngành hàng để được hỗ trợ.

Làm thế nào bạn có thể kiểm tra phí cố định?

Phí Cố Định được cấn trừ trực tiếp trên từng đơn hàng trước khi tiền bán hàng được chuyển vào Ví Shopee của Người Bán tại Shopee Mall. Người bán có thể kiểm tra mức phí thu của đơn hàng tại:

  • Trang Thông tin đơn hàng >> Xem chi tiết Doanh Thu >>Phí giao dịch của đơn hàng 
  • Tải báo cáo tài chính từ trang Kênh Người bán

Muốn xuất hóa đơn đỏ cho phí cố định thì phải làm thế nào?

Shopee sẽ hỗ trợ người bán xuất hóa đơn đỏ dưới dạng hóa đơn điện tử, bạn có thể đăng ký nhận hóa đơn đỏ từ Shopee tại đây

Xem thêm: Ví shopee là gì? Cách rút tiền từ ví Shopee như thế nào?

Các quy định đăng sản phẩm trên Shopee Mall

Những Người bán đăng bán sản phẩm có thương hiệu chính hãng sau khi đăng ký và được Shopee kiểm duyệt sẽ được gắn nhãn Shopee Mall. Và Shopee luôn khuyến khích người bán tuân thủ các quy định đăng bán để sản phẩm trưng bày một cách chuyên nghiệp và thu hút nhất.

Quy định đăng bán của Shopee Mall bao gồm 6 quy định dưới đây:

1. Hình ảnh chất lượng cao thể hiện rõ sản phẩm đăng bán

Một sản phẩm phải có ít nhất là 3 hình ảnh, hình ảnh sản phẩm phải rõ ràng, chất lượng cao. Các sản phẩm thuộc ngành hàng hỗ trợ tình dục thì phải tuân thủ theo quy định không đăng hình phản cảm, khiêu dâm. Không sử dụng các hình ảnh trùng lặp

Đối với ảnh bìa của sản phẩm:

  • Phông nền trơn, đồng màu , sáng ( trừ sản phẩm nhà cửa đời sống có thể sử dụng nền có yếu tố liên quan tới môi trường)
  • Sản phẩm chiếm khoảng 60% khung hình
  • Không được sử dụng dấu mờ (Watermark)
  • Không sử dụng hình ảnh cắt ghép nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Logo phải nằm trên góc trái hình ảnh và không chiếm quá 10 % khung hình
  • Sản phẩm phải nằm gọn trong khung hình và không bị cắt. Ngoại lệ với sản phẩm điện tử có dây cáp dài hoặc phụ kiện thời trang như dây chuyền thì phải tập trung vào mặt dây chuyền
  • Ảnh không có người mẫu, ngoại trừ ngành hàng thời trang, Sức khỏe sắc đẹp và Thể thao du lịch
  • Sản phẩm trong ảnh phải là sản phẩm thật và không được gói trong bao bì. Trừ trường hợp là thực phẩm hoặc tã giấy
  • Không sử dụng khung tự trang trí hoặc viền ảnh, trừ trường hợp viền hoặc khung do Shopee thiết lập
  • Bất cứ thông tin nào khác phải đặt ở góc ảnh và không che đi bất kỳ phần nào của sản phẩm.
  • Không chèn chữ mô tả sản phẩm trên ảnh bìa.

Đối với những tấm ảnh khác:

  • Phông nền tùy chọn được cho phép nếu nó thể hiện công dụng hoặc đo kích thước của sản phẩm
  • Sản phẩm và phụ kiện kèm theo phải chiếm ít nhất 50% khung hình
  • Hình ảnh có thể chứa người mẫu
  • Mỗi hình ảnh thể hiện một góc độ khác nhau của sản phẩm.

Xem thêm: Cách đăng sản phẩm lên Shopee đúng, hiệu quả và thu hút

2. Quy định về đặt tên sản phẩm khi đăng bán

Một số quy định chung

  • Độ dài tên sản phẩm tối thiếu 20 ký tự và tối đa 120 ký tự (bao gồm khoảng trắng)
  • Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên sản phẩm, không viết in hoa tất cả các ký tự
  • Không thêm các từ khóa như “Sản phẩm hot”, “Bán chạy” hoặc giá/thông báo khuyến mãi như “Giảm giá”, “Miễn phí vận chuyển” trong tên sản phẩm
  • Không spam từ khóa bằng các từ không liên quan
  • Không chèn các biểu tượng cảm xúc, hashtag, bao gồm nhưng không giới hạn }, ~, $, ^, {, <, !, *, #, @, ;, %, >
  • Tên thương hiệu có thể viết thường hoặc viết hoa toàn bộ ví dụ: MANGO

Bạn có thể đặt tên cho sản phẩm đăng bán theo công thức dưới đây:

Tên sản phẩm = Loại sản phẩm (1) + Thương hiệu (2) + Model (3) + Thông số kỹ thuật (4) + Kích thước (5)

Hướng dẫn riêng cho một số ngành hàng đặc biệt

Máy tính và laptop: Loại + Thương hiệu + Kích thước màn hình + Model + Loại CPU Brand
Ví dụ: Máy tính ASUS VivoBook Pro 15 N580GD-E6152T/Intel® Core™ i7-8750

Vỏ và ốp lưng điện thoại:
Loại + Chất liệu của vỏ/bao/ốp lưng + Loại sản phẩm + [cho] + Sản phẩm tương thích + (màu sắc)

Điện thoại di động:
Loại + Thương hiệu + Model + Dung lượng bộ nhớ + (Màu sắc)
Ví dụ: Điện thoại Xiaomi Redmi 6 3GB+32GB

Màn hình bảo vệ:
Loại + (thương hiệu của màn hình bảo vệ) + Loại màn hình bảo vệ + [cho] + sản phẩm thương thích
Ví dụ: Kính cường lực 9D cho Iphone 6

Pin/sạc dự phòng:
Loại + Thương hiệu + Model + Dung lượng pin đo bằng mAh
Ví dụ: Sạc dự phòng Xiaomi Gen 2C 20000MAH/2C

Nhà cửa và đời sống:
Loại + Thương hiệu + Thông tin cụ thể (ví dụ: kích cỡ, chất liệu, màu sắc, khối lượng/dung tích)
Ví dụ: Bóng đèn Philips Ecobright LEDBulb 8W E27 A60 3000K – Ánh sáng vàng

Thể thao và du lịch:
Loại + Thương hiệu + Model + Thông tin cụ thể (ví dụ: kích cỡ, chất liệu, màu sắc)
Ví dụ: Bóng rổ Spalding TF150 Performance FIBA Outdoor Size 5

Dày dép:
Loại + Thương hiệu + (Giới tính) + Model + (Màu sắc)
Ví dụ: Giày cao gót nữ Vascara màu đen

Thời trang:
Loại + Thương hiệu + (Giới tính) + (Màu sắc)
Ví dụ: Đầm đỏ nữ Zara

Sức khỏe và sắc đẹp
Loại + Thương hiệu + Model + Trọng lượng/Số lượng/Dung tích
Ví dụ: Sữa Rửa Mặt Neutrogena Visibly Clear 200ml

Mẹ và bé
Loại + Thương hiệu + Model + Loại + (Số lượng)
Ví dụ: Tã dán Merries M58 1 bịch

3. Thiết lập đúng ngành hàng

Đảm bảo các sản phẩm của Shop được thiết lập đúng ngành hàng. Bạn có thể xem danh sách ngành hàng của Shopee hoặc bằng những bước sau:

  • Vào mục Kênh người bán >> Sản phẩm
  • Nhấp vào “Tải danh sách & Nhập hàng loạt
  • Chọn “Thêm sản phẩm mới
  • Nhấp vào “Danh sách ngành hàng

Dưới đây là một ví dụ ngành hàng sản phẩm:

4. Nội dung mô tả sản phẩm đầy đủ

Mô tả sản phẩm tốt nên tuân theo 3 nguyên tắc sau:

  • Mô tả chứa đặc điểm của sản phẩm Chứa các thông tin như: chất liệu, khối lượng, kích thước và thông số kỹ thuật (nếu có)
  • Mô tả chứa công dụng và lợi ích của sản phẩm: Giải thích chi tiết các đặc điểm và lợi ích của sản phẩm của Người mua
  • Chính sách bảo hành rõ ràng: Thông báo điều khoản bảo hành và thời hạn rõ ràng

5. Điền đầy đủ các thuộc tính mô tả sản phẩm

Thuộc tính sản phẩm là các thông tin mô tả sản phẩm của Shop đồng thời giúp tăng độ hiển thị khi Người mua tìm kiếm sản phẩm.

6. Thiết lập phân loại hàng chính xác (nếu có)

Phân loại hàng là những phân loại khác nhau của cùng một sản phẩm. Sản phẩm được thiết lập chức năng phân loại hàng sẽ cho phép Người mua quyết định chọn kích thước, màu sắc, mẫu mã hoặc những yếu tố khác trong cùng một trang mua sản phẩm.

Ví dụ về phân loại hàng:

  • Sản phẩm có 1 cấp phân loại: Sản phẩm nón có nhiều màu khác nhau
  • Sản phẩm có 2 cấp phân loại: Điện thoại iPhone với nhiều dung lượng và kích thước khác nhau

Trên đây là toàn bộ những giấy tờ cần thiết cũng như các lưu ý quan trọng khi bạn muốn đăng ký bán hàng trên Shopee Mall mà mình tổng hợp được. Mong rằng những chia sẻ này có ích với bạn. Chúc bạn đăng ký Shopee Mall thành công!

Chia sẻ bài viết cho bạn bè

Share on facebook
Facebook
Share on telegram
Telegram
Share on skype
Skype
Share on email
Email

Leave a Comment